Nhảy dây ảnh hưởng thế nào đến chiều cao?
Vận động, tập thể dục thể thao là một những phương pháp hỗ trợ quá trình tăng trưởng chiều cao ở trẻ em trong nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Hiện nay, có nhiều hình thức vận động trong đó nhảy dây được các chuyên gia đánh giá là tác động đến hệ xương, sụn hỗ trợ phát chiều cao đặc biệt là trẻ em ở tuổi dậy thì.
Ai trong chúng ta cũng mong muốn có một vóc dáng cao lớn và khỏe mạnh. Chính vì vậy ngay từ khi còn nhỏ các bậc cha mẹ thường hay bổ sung đầy đủ dưỡng chất thông qua những bữa ăn đồng thời hướng con trẻ đến những bài tập thể dục thể thao.
Nhảy dây có lẽ là bài tập được nhiều phụ huynh định hướng cho con em mình. Đây là hình thức thể thao dễ thực hiện, phù hợp với mọi độ tuổi lại không tốn kém, an toàn và có thể tập ở bất kỳ thời gian, không gian nào chỉ cần 1 đoạn dây chuyên dụng là bạn đã có thể rèn luyện được sức khỏe cho bản thân. Thế nhưng nhảy dây có tác động đến chiều cao không? Bài viết sau đây của Lamsaodecao sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về điều này
Nhảy dây có giúp tăng chiều cao không?
Khi thực hiện động tác nhảy dây, các hệ cơ, xương, khớp ở tay, chân, cột sống được hoạt động một cách nhịp nhàng và linh hoạt giúp cho các hệ này phát triển. Đặc biệt, sự vận động nhịp nhàng lên xuống kết hợp với sức bật sẽ giúp cho cột sống phát triển, các đốt sống lưng và hệ xương giãn nở tạo sự dẻo dai và dài ra. Những người thường xuyên nhảy dây sẽ có chiều cao vượt trội hơn so với những người không bao giờ sử dụng hình thức vận động này. Nói tóm lại, nhảy dây sẽ giúp cho hệ xương phát triển, thúc đẩy chiều cao tăng trưởng.
Nhảy dây chỉ phát huy tối đa tác dụng với hệ xương và chiều cao ở trẻ em tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn cơ thể phát triển đặc biệt là hệ xương sụn. Nếu trẻ em tuổi dậy thì nhảy dây trong giai đoạn này chiều cao sẽ tăng trưởng đáng kể. Do đó, các bậc phụ huynh nên hướng con mình nhảy dây để phát triển về cả chiều cao lẫn sức khỏe.
Kỹ thuật nhảy dây đúng cách giúp tăng chiều cao
Nhảy dây hỗ trợ rất tốt cho quá trình phát triển chiều cao tuy nhiên nó chỉ thật sự phát huy tác dụng khi bạn thực hiện đúng cách. Để có những bài tập nhảy dây đúng, hiệu quả, đầu tiên bạn cần mua cho mình một sợi dây nhảy chuyên dụng. Dây nhảy cần mềm, có tay cần chắc chắn, độ dài phù hợp với chiều cao. Tiếp theo, bạn cần lựa chọn một không gian thoáng, không có nhiều chướng ngại vật nếu ở công viên có nhiều cây xanh thì càng tốt.
Ngoài ra, bạn không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói trước khi tập nhảy dây, tốt nhất là nên tập sau bữa ăn 1,5 tiếng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến huyết áp và cả hệ tiêu hóa của trẻ.
Trước khi bước vào bài tập nhảy dây, bạn nên khởi động nhẹ bằng các động tác giãn cơ tay, chân trong vòng 5 phút để cơ thể dần thích nghi với cường độ nhảy tiếp theo.
Kỹ thuật nhảy dây được thực hiện như sau: bạn nên nhảy theo kiểu 2 chân tiếp đất, nhảy một chân, nhảy lò cò, nhảy nâng cao đùi, nhảy gót chạm mông luân phiên, đan xen lẫn nhau. Các hình thức nhảy kết hợp luân phiên lẫn nhau sẽ giúp thúc đẩy hệ xương khớp một cách toàn diện hơn. Đặc biệt, bạn có thể nhảy nâng cao đùi và gót chạm mông nhiều hơn vì đây là 2 hình thức tác động đến xương cột sống nhiều hơn và cũng thúc đẩy tăng chiều cao nhanh hơn.
Về tốc độ nhảy, bạn nên đa dạng các tốc độ. Khi mới bắt đầu bước vào tập luyện, bạn có thể tập với tốc độ vừa phải khoảng 60 – 70 lần trên mỗi phút và thực hiện trong khoảng thời gian 3 phút.
Khi cơ thể đã dần thích nghi, bạn bắt đầu tăng tốc lên 140 – 160 lần trên một phút. Trẻ trong giai đoạn tuổi dậy thì chăm chỉ tập luyện nhảy dây trong vòng 6 tháng sẽ nhận thấy sự thay đổi trong chiều cao một cách đáng kể.
Nguồn bài viết:
https://lamsaodecao.com/nhay-day-tang-chieu-cao/